Loading
Banner
  1. TƯ VẤN CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ IATF 16949:2016

Là một chuyên gia đánh giá nhiều năm kinh nghiệm của tổ chức chứng nhận quốc tế về Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, IATF, FIVE CORE TOOLS, Ông Kiều Văn Tôn và các công sự cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng hệ thống quản lý IATF 16949 của  Công ty với tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm và cùng sát cánh với đơn vị cải tiến liên tục hệ thống quản lý hệ thống IATF của đơn vị mình.

Giá trị công thêm trong tư vấn, Công ty TRI PHAT sẽ cung cấp thêm các công cụ hổ trợ phần thống kê phân tích dữ liệu qua các công cụ SPC, TPM, MSA, Value Stream Mapping..

  1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH IATF 16949

Dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn ISO 9000 :1987 (ban hành năm 1987), Hiệp hội ô tô, các hãng ô tô lớn của các quốc gia Châu Âu và Mỹ đã đưa ra các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đặc trưng cho ngành công nghiệp ô tô. Trong đó phải kể đến VDA 6.1 (Đức), AVSQ (Ý), Big Three: Ford, Chrysler & General Motor  với tiêu chuẩn QS 9000 (Mỹ), và EAQF (Pháp).

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của quá nhiều tiêu chuẩn khác nhau thì các nhà cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi buộc phải tuân thủ các yêu cầu khác nhau.

Từ thực tế này xuất hiện nhu cầu tổ hợp các tiêu chuẩn khác nhau thành một tiêu chuẩn mang tính quốc tế cho ngành công nghiệp ô tô và loại bỏ sự đánh giá chồng chéo. Các tổ chức có tên dưới đây đã cùng tham gia để đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật ISO/TS 16949: ISO(International Organisation for Standardisation), IATF (International Automotive Task Force), AIAG (Automotive Industry Action Group),ANFIA (Associazione Nationale Français Industrie Automobilistiche), CCFA (Comité des Constructeurs Français d’Automibiles), FIEV(Fédération des Industries des Equipments pour Véhicules), SMMT LTD (Society of Motor Manufacturers and Traders LTD), VDA(Verband Der Automobilindustrie E.V.), TC 176 (Technical Committee 176)

Phiên bản đầu tiên của IATF (ISO/TS 16949) được ban hành vào năm 1999 và gọi là ISO/TS 16949:1999. Phiên bản thứ nhất này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 9000:1994. Sau ba lần sửa đổi (năm 2002, 2009, 2016), phiên bản mới nhất IATF 16949:2016 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 9000:2015.

  • CÁC SỔ TAY CHUYÊN NGÀNH

Đối với hệ thống quản lý chất lượng đặc thù của ngành công nghiệp ô tô, bên cạnh những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/TS 16949, doanh nghiệp áp dụng còn phải kết hợp các yêu cầu riêng biệt của khách hàng vào hệ thống quản lý chất lượng của mình.

Mỗi khách hàng đều có những yêu cầu riêng, trong đó nhiều khách hàng ban hành thành các sổ tay chính thức cho nhà cung cấp nhưng cũng có khách hàng không có sổ tay cho nhà cung cấp.

Tuy nhiên, với mỗi doanh nghiệp khi áp dụng ISO/TS 16949  đều phải áp dụng nhuần nhuyễn 5 sổ tay do IATF ban hành chính thức bao gồm: APQP (Advanced Product Quality Planning), FMEA (Failure Modes and Effects Analysis), SPC (Statistical Process Control),MSA (Measurement System Analysis), PPAP (Production Part Approval Process)

  1. CÁC GIAI ĐOẠN TƯ VẤN IATF 16949:2016

Giai đoạn

Diễn giải

Phương thức hợp tác

 

Giai đoạn 1: Đánh giá khảo sát ban đầu và Đào tạo cơ bản

1.1.Khảo sát ban đầu: nhằm có bức tranh chung về HTQLCL của Công ty và những tài liệu hiện có, đồng thời so sánh chúng với các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng IATF 16949:2016  để xác định sự khác biệt hay thiếu sót giữa hệ thống hiện tại với yêu cầu tiêu chuẩn hay với yêu cầu của Công Ty.   

 

1.2. Đào tạo về yêu cầu tiêu chuẩn : nhằm cung cấp các kiến thức cần thiết cho những nhân viên chủ chốt để họ hểu yêu cầu của tiêu chuẩn IATF 16949:2016, cũng như giúp họ liên hệ giữa yêu cầu tiêu chuẩn và thực tế công việc, qua đó hình dung được khối lượng công việc mà họ cần phải làm.

 

Công ty: thành lập ban IATF gồm ít nhất là các đại diện đơn vị trong Công ty gồm  khối văn phòng và xưởng sản xuất.

 

 

TRI PHAT: Cử chuyên viên tư vấn có năng lực và kinh nghiệm gần gũi với hoạt động Công ty để cùng làm việc vớn ban IATF

 

 

 

TRI PHAT  sẽ đề ra kế hoạch chi tiết và cùng Công ty dự kiến thời hạn hoàn tất từng công việc để kịp tiến độ.

 

1.3 Kế hoạch thực hiện: Một kế hoạch thực hiện chi tiết sẽ được thiết lập, bao gồm thực hiện các khóa đào tạo, hướng dẫn viết tài liệu, đào tạo áp dụng cho đến khi nhận được giấy chứng nhận nhằm đưa ra các biện pháp xóa bỏ hoặc loại dần những khác biệt hay thiếu sót đã phát hiện ở giai đoạn trên.

 

Giai đoạn 2: Đào tạo  xây dựng hệ thống tài liệu và đào tạo áp dụng

 

Chuyên viên tư vấn sẽ hướng dẫn ban IATF và các phòng ban chức năng của Công ty xây dựng các tài liệu cần thiết cho HTQL theo yêu cầu tiêu chuẩn IATF 16949. Soạn thảo đến đâu sẽ ban hành áp dụng đến đó.

 

Nhằm đảm bảo hệ thống HTQLCL the IATF có hiệu lực và mang lại lợi ích thiết thực việc soạn thảo các tài liệu phải có sự tham gia của người trực tiếp làm công việc dưới sự hướng dẫn và kiểm tra từng bước của tư vấn.

 

Ban IATF được xem như điều phối viên trong dự án,  có nhiệm vụ đôn đốc và kiểm tra xem các tài liệu có được soạn thảo trong thời hạn quy định không, cũng như phải nắm rõ toàn bộ HTQL IATF

 

Theo định kỳ, TRI PHAT sẽ cùng làm việc với Công ty trên các nội dung của kế hoạch làm việc chi tiết.

 

Chương trình làm việc sẽ là kiểm tra các phần việc đã làm, thực hiện các phần việc cần làm trong ngày, và những việc cần làm tiếp theo.

 

Công ty sẽ chỉ định người cùng làm việc với tư vấn và ban ISO , tránh lãng phí thời gian.

Giai đoạn 3: đào tạo đánh giá viên nội bộ và thực hành đánh giá nội bộ

 

3.1 Đào tạo đánh giá viên nội bộ:

a. Chuyên đánh giá hệ thống

b. Chuyên gia đánh giá quá trình

c. Chuyên gia đánh giá sản phẩm

Mục đich của khóa đào tạo này là giúp học viên hiểu được các nguyên tắc đánh giá nội bộ trong HTQLCL, các yêu cầu của chuyên gia đánh giá nội bộ, cách thức tiến hành một cuộc đánh giá, viết điểm không phù hợp và đưa ra các hành động khắc phục phòng ngừa … nhằm giúp họ tự tin hơn khi tự đánh giá hệ thống của mình mà không cần đến Chuyên viên tư vấn sau này. 

 

3.2 Thực hành đánh giá nội bộ

Sau khóa đào tạo ở trên, chuyên viên tư vấn sẽ hướng dẫn thực hiện đánh giá nội bộ nhằm xác định xem hệ thống quản lý của công ty:

+ có phù hợp với các sự sắp xếp đã dự kiến, và phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn IATF 16949:2016 không.

+ các tài liệu có được áp dụng và có hiệu lực không .

Ngoài ra việc chuyển giao kinh nghiệm đánh giá từ chuyên viên tư vấn cho các chuyên giá đánh giá nội bộ của công ty cũng là mong muốn của TRI PHAT khi chúng tôi tiến hành đánh giá nội bộ. 

 

Việc đánh giá nội bộ sẽ được thức hiện ít nhất hai lần nhằm đảm bảo các điểm chưa phù hợp đều được phát hiện.

                            

3.3 Hướng dẫn thực hiện hành động khắc phục:

đối với các điểm không phù hợp được phát hiện trong quá trình đánh giá nội bộ, chuyên viên tư  vấn sẽ giúp công ty đưa ra hành động khắc phục. Có khả năng sẽ phải xem xét lại một vài thủ tục cho phù hợp trước khi tiến hành thực hiện xem xét của lãnh đạo. chuyên viên tư vấn cũng sẽ hướng dẫn cách thức thực hiện xem xét của lãnh đạo trước khi thực hiện xem xét.

 

TRI PHAT sẽ đưa ra các tố chất cần có của chuyên gia đánh giá để Công ty lựa chọn đối tượng theo học nhằm đào tạo nguồn lực nội bộ cho PMC sau này trong việc duy trì hệ thống.

 

 

 

 

 

TRI PHAT sẽ thực hiện lần đánh giá nội bộ lần đầu và các chuyên gia đánh giá nội bộ của Công ty sẽ quan sát.

 

 

 

 

 

 

Lần đánh giá thứ hai sẽ do Công ty thực hiện dưới sự giám sát và hướng dẫn của TRI PHAT nhằm chuyển giao dần kinh nghiệm đánh giá sang Công ty.

Giai đoạn 4: đánh giá thử và hỗ trợ đánh giá chứng nhận

 

4.1 Đánh giá thử: trước khi đánh giá chứng nhận, TRI PHAT sẽ thực hiện đánh giá thử nhằm đảm bảo hệ thống đã sẵn sàng để thực hiện đánh giá chứng nhận.

 

4.2. Hỗ trợ lựa chọn tổ chức đánh giá: TRI PHAT sẽ tư vấn Công ty cách thức lựa chọn và đánh giá tổ chức chứng nhận ( và dây cũng là nhằm thỏa mãn yêu cầu của tiêu chuẩn ISO trong việc lựa chọn nhà cung cấp)

 

4.3 Hỗ trợ thực hiện hành động khắc phục cho đánh giá chứng nhận

Khi hệ thống đã sẵn sàng, Công ty sẽ thông báo cho tổ chức chứng nhận. TRI PHAT sẽ hỗ trợ Công ty khắc phục các điểm không phù hợp còn tồn đọng trong hệ thống do tổ chức chứng nhận phát hiện, nhằm thúc đây nhanh tiến trình đạt giấy chứng nhận.  

 

 TRI PHAT sẽ lập các tiêu chí để Công ty lựa chọn được tổ chức đánh giá phù hợp, và giấy CN của họ sẽ mang lợi thế cho hoạt động của Công ty. 

 

 

CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN GIÁO DỤC TRÍ PHÁT

218B Lê Thị Bạch Cát, P. 11 Q. 11, TP.HCM

0903.620.585

kieutuan101977@gmail.com


© Copy all right Trí Phát Education 2018. Designed by Top Quảng Cáo

lịch khai giảng các khóa học
x